Trường Dục Thanh là một trong những ngôi trường cổ Việt Nam với tuổi đời hơn 100 năm. Đây là nơi thầy Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) ở lại dạy học trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước. Hiện tại nơi đây vẫn còn lưu giữ những hình ảnh, kỷ vật xưa của Người. Cùng MUINE EXPRESS đi tham quan một vòng Trường Dục Thanh nhé.
Lịch sử xây dựng Trường Dục Thanh
Vào năm 1907 cụ Phan Châu Trinh, Trần Qúy Cáp và Huỳnh Thúc kháng khởi xướng phong trào Duy Tân tại Trung Kỳ. Với chủ trương: bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí. Hưởng ứng Phong trào đó, những sĩ phu yêu nước tại Phan Thiết đã xây dựng trường Dục Thanh với mong muốn giáo dục, trao dồi trí thức cho thanh thiếu niên.
Trường được xây dựng tại số 39 Trưng Nhị, Phường Đức Nghĩa, TP.Phan Thiết, ngày xưa khu đất này của nhà họ Nguyễn thuộc làng Thành Đức. Với lòng yêu nước sâu sắc các sĩ phu đã trao tri thức lại cho các tầng lớp lao động nghèo, con cháu sĩ phu yêu nước, giúp mọi người hiểu sâu rộng về giá trị giữ nước, yêu nước và giúp người dân cải thiện kinh tế.
Những nét độc đáo trong Kiến trúc xây dựng Trường Dục Thanh
Mái ngói, sân đình, hàng cây xanh là những hình ảnh đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến đây, gợi lên một cảm xúc thân thuộc và yêu thương. Màu rêu phong cổ kính hằng lên theo thời gian càng làm tăng sự mộc mạc, gần gũi và cổ xưa.
Trường được chia ra thành 2 gian phòng dậy học và 1 gian cho các thầy ở lại dậy học (gian này gọi là nhà Ngư). Và có một khuôn viên nhỏ để các thầy đọc sách, ngâm thơ. Nhà Ngư trước đó là nơi chứa ngư cụ của con cháu cụ Nguyễn Thông (1906). Tới khi Trường Dục Thanh xây dựng xong năm 1907 nơi đây trở thành nơi lưu trú của các thành giáo ở lại trường giảng dạy. Ngày nay, Trường được sửa chữa lại nhưng vẫn giữ nguyên diện tích là 4.090m², bao gồm: Trường Dục Thanh, nhà Ngư, nhà Ngọa Du Sào, nhà Thờ cụ Nguyễn Thông, cây Khế, Giếng nước.
Câu chuyện người thầy vĩ đại Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học tại Trường Dục Thanh (cuối năm 1910 – 2/1911)
Thầy Nguyễn Tất Thành về trường dậy học vào cuối năm 1910 và ra đi tìm đường cứu nước vào tháng 2/1911. Tuy vỏn vẹn chỉ có 4,5 tháng ở lại trường nhưng thầy đã trao lại nhiều giá trị cho học viên như: đạo đức, lối sống, tình yêu quê hương đất nước, thể dục thể thao. Học sinh theo học tại trường vào thời điểm đó chỉ khoảng 50,60 bạn nhưng các thầy vẫn trao con chữ một cách miệt mài. Các thầy chia ra làm 4 lớp: nhất, nhì, ba, tứ. Các bạn nữ tham gia lớp học lại cực kì ít chỉ khoảng 4 bạn.
Sau khi dừng chân tại Trường 4-5 tháng vào tháng 2/1911 Người vào Sài Gòn và đến ngày 5/6/1911. Người lên tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn đến Pháp, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm đường cứu nước.
Tạm kết
Ngày nay Trường Dục Thanh được biết đến là một di tích chứng kiến sự đổi thay của lịch sử, mang đến giá trị yêu nước cho các thế hệ con cháu sau này. Ghi nhớ công lao của các bậc cha ông đi trước, làm tăng giá trị nhân văn, đạo đức quâ nhiều thế hệ. Nếu bạn có dịp đến Phan Thiết, bạn hãy một lần ghé qua thăm trường nhé.
Bình luận (0)