Lầu Ông Hoàng gắn liền với chuyện tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử và người đẹp Mộng Cầm. Hiện tại, không còn nhiều di tích của Lầu Ông Hoàng nữa. Nhưng những câu chuyện về lầu để lại chưa bao giờ cũ.

Quá trình xây dựng Lầu Ông Hoàng

Lầu Ông Hoàng nằm trên một ngọn đồi đẹp của Phan Thiết, do công tước De Montpensier bỏ ra 82.000 đồng bạc Đông Dương để xây. Vào năm 1911 Công Tước De Montpensier qua Việt nam chơi và có đến vùng đất Phan Thiết tham quan. Khi lên đến một ngọn đồi ở Phú Hài, Ông nhận thấy quan cảnh xung quanh rất đẹp, nhìn thấy toàn cảnh Phan Thiết. Nên Ông đã quyết định mua lại khu đất này với diện tích 536m2 và cách tháp Poshanu 100m.

lau ong hoang

Lầu Ông Hoàng được chính thức đưa vào xây dựng 21/02/1991 với 13 phòng cùng với một tầng hầm chứa máy phát điện và 1 hầm chứa nước đủ dùng trong một năm và cao 105m so với mực nước biển. Đây là một trong những công trình nổi tiếng thời bấy giờ với những công cụ hiện đại và do đó cũng xuất phát cho cái tên Lầu Ông Hoàng từ người dân gần đó.

Sau 7 năm được đưa vào hoạt động vào tháng 7 năm 1917 Công Tước De Montpensier bán lại cho ông Presets (ông là chủ một ngân hàng của Pháp). Đến năm 1945, nơi đây lại trở thành đồn bót diễn ra nhiều trận chiến ác liệt.

Tình yêu của Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm diễn ra tại Lầu Ông Hoàng

Hàn Mặc Tử quen Mộng Cầm trong khoảng thời gian làm cho tờ báo “Trong Khuê Phòng”. Hai người cảm mến nhau qua thơ ca, một lần nhà thơ từ Quy Nhơn ra Phan Thiết đã hẹn gặp Mộng Cầm và hai người đã trao nhau những vần thơ đẹp.

Một hôm Hàn Mặc Tử cùng Mộng Cầm lên Lầu Ông Hoàng ngắm trăng, chợt cơn mưa to kéo đến, hai đã vội vã chạy vào một ngôi nhà hoang để trú mưa, khi hết mưa bước thì mới phát hiện đó là ngôi mộ mới xây dựng. Và sau khi trở về Ông đã bị mắc bệnh Phong.

Ta lang thang tìm đến chốn lầu trăng

Lầu Ông Hoàng người thiên hạ đồn vang

Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết….

lau ong hoang

Làm sao để đến Lầu Ông Hoàng?

Hiện tại nơi đây chỉ còn lại tàn tích sau bao năm chiến tranh, hiện tại Lầu Ông Hoàng nằm trong khu du lịch tháp Poshanu. Nếu bạn muốn ghé thăm di tích Lầu Ông Hoàng bạn sẽ phải mua vé vào cổng trong hệ sinh thái tháp Poshanu. Ở đây, bạn được xem trình diễn ca múa nhạc của văn hóa Champa, di tích đền thờ tháp Poshanu.

Tháp Poshanu là một trong những công trình kiến trúc vững chắc qua thời gian của người Chăm. Bằng kỹ thuật nung gạch của người Chăm xưa và kỹ thuật lắp ráp mà không cần chất kết dính nhưng vẫn vào khối và càng vững chãi theo thời gian.

THÁP POSHANU 1

Tạm kết

Lầu Ông Hoàng hiện tại không còn nhiều di tích nhưng câu để lại luôn khiến chúng ta muốn hồi tưởng lại về một thời huy hoàng tại vùng đất Phan Thiết xưa.